Tiền ảo có được coi là tiền?

Thảo luận trong 'Quảng Cáo Tài Trợ' bắt đầu bởi Wall-E, 19 Tháng mười một 2022.

  1. Ngày đăng: 19/11/2022
    Tiền ảo có được xem là tiền tệ hay không?

    Ở các quốc gia trên thế giới và Việt Nam không công nhận tiền ảo là tiền tệ vì tiền ảo không phải là vật sở hữu của bất kì người nào. Tiền ảo không được pháp luật quy định là tiền tệ vì tiền ảo không phải là vật chất để mọi người thanh toán bằng tiền mặt.

    Tiền ảo là loại tiền kỹ thuật số được lưu trữ và thực hiện giao dịch mua và bán giữa các nhà đầu tư.

    Sử dụng tiền ảo trong giao dịch mua và bán tiền ảo luôn có nhiều rủi ro. Bởi vì người đầu tư rất dễ bị hacker tấn công gây tổn thất, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi người sử dụng. Những biện pháp không được pháp luật quy định chặt chẽ chỉ vì tiền ảo không phải là tiền tệ, nên mọi người cần phải hết sức cân nhắc trước khi có ý định đầu tư về tiền ảo hay không.


    [​IMG]

    Ưu điểm: Giao dịch nhanh hơn: Các loại tiền ảo được thiết kế để xóa các giao dịch gần như ngay lập tức. Không cần phải đợi một công ty thanh toán bù trừ hoặc dịch vụ chuyển tiền xuyên biên giới để đảm bảo tiền sẽ đi đến đâu. Ngay cả một giao dịch tiền điện tử chậm cũng được xác nhận trong vòng một giờ, trong khi thường mất nhiều ngày để giải quyết các khoản thanh toán bằng tiền kỹ thuật số khác.

    Giao dịch chi phí thấp hơn: Chi phí giao dịch bằng tiền ảo có thể được miễn phí, giúp tiết kiệm tiền cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Trong trường hợp gửi tiền quốc tế, sử dụng tiền điện tử thường ít tốn kém hơn so với các dịch vụ truyền thống.

    Không có chi phí sản xuất hoặc lưu trữ: Vì tiền ảo hoàn toàn là tiền điện tử, nên không có chi phí để tạo ra một đại diện vật lý của tiền tệ như ở hầu hết các loại tiền tệ được ngân hàng trung ương hậu thuẫn.

    Cải thiện dòng tiền cho doanh nghiệp: Các doanh nghiệp có thể bán tiền ảo của họ để tăng dòng tiền mà không cần phải cung cấp bất kỳ hàng hóa hoặc dịch vụ nào để đổi lại. Ví dụ, các hãng hàng không đã bán số dặm bay thường xuyên cho các công ty thẻ tín dụng vào năm 2020 để tăng cường dòng tiền trong thời điểm du lịch giảm mạnh.

    Loại bỏ các trung gian: Tiền điện tử cung cấp một hệ thống tiền tệ phi tập trung cho phép hai bên giao dịch kết nối trực tiếp thay vì phụ thuộc vào ngân hàng hoặc bên thứ ba làm trung gian.

    Đầu tư tiền ảo cũng có những hạn chế, mang nhiều rủi ro như sau:

    Thứ nhất, do có việc sử dụng tiền tệ, vàng, bạc là những "vật nhìn thấy, xác định được về cơ học", cho nên tiền ảo chưa ăn sâu vào tiềm thức của chủ thể trong xã hội, nhiều chủ thể còn chưa có kiến thức về việc sử dụng tiền ảo cho nên không có ý định sử dụng nó trong giao dịch.

    Thứ hai, sử dụng tiền ảo – Bitcoin tương đối phức tạp vì phải thông qua thiết bị kỹ thuật máy tính, vì vậy không phải bất kỳ chủ thể nào cũng thành thạo sử dụng máy tính để thực hiện các giao dịch tiền ảo – Bitcoin.

    Thứ ba, do thuộc tính ẩn danh khi giao dịch tiền ảo – Bitcoin, cho nên nguy cơ bị lạm dụng, tội phạm có thể sử dụng để gây thiệt hại cho chủ thể sở hữu, có thể bị ăn cắp, bị lạm dụng để rửa tiền.

    Ở các nước trên thế giới không ủng hộ, khuyến khích mọi người tham gia sử dụng tiền ảo để thực hiện giao dịch mua và bán khi có nhiều vụ hacker liên tục tấn công, gây thiệt hại nặng nề, nghiêm trọng cho nhiều người sử dụng. Ở Việt Nam cũng có những quy định về tiền ảo.


    Bitcoin liệu có được xem và thừa nhận như một loại tài sản?

    Hiểu theo khái niệm pháp lý, vật là tài sản, một loại tài sản hữu hình. Như vậy, muốn trở thành vật trong dân sự phải thỏa mãn những điều kiện sau: Là bộ phận của thế giới vật chất; Con người chiếm hữu được; Mang lại lợi ích cho chủ thể; Có thể đang tồn tại hoặc sẽ hình thành trong tương lai.

    Vì những đặc thù của Bitcoin chắc chắn nó không phải là vật.

    Tại Điểm a, Điểm đ khoản 2 Điều 6 và Điều 16 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 có thể thấy: Bitcoin không được xem là ngoại tệ, đồng thời không phải là ngoại hối vì bitcoin không phải đồng tiền của bất cứ một quốc gia nào trên thế giới. Vì thế, Bitcoin nó không được xem là tiền.

    Dựa vào Bộ luật dân sự cũng như Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam thì có thể thấy giấy tờ này phải do các chủ thể được phép phát hành. Thể hiện dưới dạng trao đổi hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc, trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu, tín phiếu..

    Vì nó không chịu sự điều chỉnh bởi bất cứ một quốc gia nào phát hành ra, do đó không thuộc giấy tờ có giá.

    Tại Điều 115 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định: Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác. Bitcoin ngay từ đầu thể hiện dưới dạng tiền ảo, do đó không phải là quyền tài sản.

    Như vậy, căn cứ từ những quy định pháp luật nêu trên có thể thấy Bitcoin không phải là một loại tài sản được cụ thể hóa trong Bộ luật dân sự 2015.


    Về giao dịch thanh toán bằng bitcoin

    Theo khoản 1 Điều 1 Nghị định 80/2016/NĐ-CP, phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt sử dụng trong giao dịch thanh toán (sau đây gọi là phương tiện thanh toán), bao gồm: Séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

    Cũng tại Chỉ thị 10/CT-TTg, Thủ tướng yêu cầu các cơ quan như Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ Công an.. kiểm soát, ngăn chặn và xử lý việc thực hiện các giao dịch (bao gồm phát hành, giao dịch, môi giới) liên quan đến tiền ảo trái pháp luật.

    Như vậy, bitcoin không phải là phương tiện được phép thanh toán trên thị trường.


    Về hoạt động đầu tư và kinh doanh bitcoin

    Hiện nay, việc kinh doanh bitcoin không được quy định trong bất cứ văn bản nào trong hệ thống pháp luật Việt Nam, cụ thể:

    Tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg, kinh doanh bitcoin không được liệt kê trong hệ thống ngành, nghề kinh tế Việt Nam.

    Tại Điều 6 của Luật Đầu tư 2020, bitcoin không được liệt kê là một trong những ngành, nghề kinh doanh bị cấm đầu tư.

    Hiện nay, pháp luật Việt Nam không chính thức cho phép kinh doanh bitcoin nhưng lại cũng không quy định rõ việc cấm kinh doanh bitcoin.


    Sử dụng bitcoin có thể bị xử lý hình sự

    Căn cứ điểm d, khoản 6, Điều 26 Nghị định 88/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định Số: 143/2021/NĐ-CP) về vi phạm quy định về hoạt động thanh toán, việc sử dụng bitcoin có thể bị xử phạt như sau: Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trong các hành vi vi phạm sau: Phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

    Đồng thời, tại Điều 206 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về Tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng như sau: Phát hành, cung ứng, sử dụng phương tiện thanh toán không hợp pháp; làm giả chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán; sử dụng chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán giả gây thiệt hại cho người khác về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

    Căn cứ quy định trên, nếu tham gia mua bán Bitcoin thì được coi hành vi trái pháp luật, tùy từng mức độ có thể sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.


    [​IMG]

    Từ những quy định về tiền ảo mỗi người cần phải nâng cao kiến thức về tiền ảo để có cái nhìn đúng đắn hơn. Ta không nên chỉ nhìn vào những mặt tốt, ưu điểm của tiền ảo mà quên mất rằng tiền ảo luôn có những nhược điểm riêng. Khi bạn sử dụng giao dịch tiền ảo thông qua mạng internet dễ dàng thì bạn luôn đối mặt với nhiều hiểm họa từ hacker tấn công.

    Vì tính ẩn danh trong đầu tư giao dịch mua và bán tiền ảo nên người tham gia không cảm thấy được an toàn. Đã có nhiều vụ vi phạm pháp luật xảy ra từ việc đầu tư tiền ảo không hợp pháp. Pháp luật không công nhận tiền ảo là tiền tệ nên bất cứ trường hợp, sự việc nào sử dụng tiền ảo làm tiền tệ, giao dịch qua lại đều được xem là bất hợp pháp, vi phạm pháp luật.

    Mỗi người cần đọc những quy định trên để có thêm kiến thức, sự hiểu biết về tiền ảo để chấp hành, tuân thủ đúng những quy định của pháp luật. Tiền ảo không phải là tiền tệ nên không thể thanh toán, quy đổi tiền ảo thành tiền mặt được. Tiền ảo không được sự giám sát, quản lý chặt chẽ bởi cơ quan, tổ chức nào nên hầu như mọi rủi ro, thiệt hại người đầu tư luôn chịu nhiều thiệt thòi. Thay vì đầu tư vào tiền ảo chứa đựng nhiều nguy cơ, rủi ro về quyền lợi, thì mọi người có thể lựa chọn loại hình kinh doanh khác có cơ quan, tổ chức đứng ra bảo đảm sẽ được an toàn hơn. Chúc mọi người sáng suốt và có định hướng trong việc đầu tư đạt hiệu quả cao! Dù trong bất kì lĩnh vực nào, mọi người cần phải tuân thủ, thực hiện đúng những quy định của cơ quan, tổ chức nhé!

    Tính bảo mật thông tin được các sàn giao dịch nâng cao nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, mối nguy hại cho người sử dụng. Nhà nước không đồng tình kêu gọi mọi người đầu tư tiền ảo vì tiền ảo không được quản lý bởi cơ quan, tổ chức nào. Tiền ảo không phải là tiền tệ vì tiền tệ được sự giám sát chặt từ các cơ quan, tổ chức, còn tiền ảo là quyền tự do đầu tư của cá nhân. Việc lựa chọn tiền ảo để đầu tư là không được khả quan và an toàn. Mỗi người hãy trang bị cho mình những kiến thức, tìm kiếm lĩnh vực đầu tư có cơ quan, tổ chức đứng ra bảo đảm chịu trách nhiệm thì người tham gia mới được an toàn, tin tưởng trong quá trình đầu tư và gắn bó lâu dài.

    Tùy vào nhu cầu, sở trường, năng khiếu mà mỗi người sẽ lựa chọn lĩnh vực đầu tư kinh doanh đạt được hiệu quả, chất lượng cao. Hãy đọc kĩ những quy định trước khi đầu tư để biết quyền lợi khi tham gia là gì. Ở Việt Nam, tiền ảo vẫn còn là cái tên mới mẻ, có nhiều người vẫn chưa biết đến nên tính thông dụng không nhiều. Đó là lý do nhà nước không khuyến khích người dân tham gia vào sàn giao dịch tiền ảo. Giao dịch tiền ảo được kết nối trực tiếp thông qua internet nên tội phạm hacker luôn lợi dụng để tấn công. Các nhà đầu tư tiền ảo giao dịch mua và bán không thông qua trung gian và tính ẩn danh trong giao dịch tiền ảo luôn tiềm ẩn, chứa đựng những mối đe dọa, nguy hiểm.

    Ngọc Xuân
     
Đang tải...
Trả lời qua Facebook

Chia sẻ trang này